Diệt Côn Trùng

PestMater

PestMaster đồng hành cùng khách hàng

Diệt Côn Trùng An toàn cho sức khỏe và môi trường.

Diệt Côn Trùng PestMater Luôn luôn nghiên cứu tìm tòi và học hỏi để phát triển.

Diệt Côn Trùng PestMater Nhiều năm kinh nghiệm phối hợp với kỹ thuật Mỹ.

Diệt Côn Trùng PestMater Khảo sát miễn phí.

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018

// //

Những phương pháp đuổi chuột tại nhà dễ dàng

Chuột là loại động vật ghê tởm, khó chịu và gây thiệt hại cho chúng ta. Chúng chẳng những tàn phá hết đồ đạc trong nhà, làm ô nhiễm nguồn thức ăn nước uống mà còn là tác nhân ủ mầm bệnh nguy hiểm.

Tuy nhiên, chuột rất khôn ngoan nên để đánh bẫy chúng hoặc đuổi chúng ra khỏi nhà không dể dàng chút nào. Có khi, chiếc bẫy diệt chuột mà bạn mua về không có tác dụng và đương nhiên sẽ chẳng có con chuột nào mắc bẫy vì chúng thừa hiểu mối nguy hiểm từ những chiếc bẫy.

Nhưng diệt chuột tại nhà cũng không khó như bạn nghĩ nếu bạn hiểu được những đặc tính của chuột. Có một nguyên tắc khi tiến hành những biện pháp đuổi chuột ra khỏi môi trường sống là bạn không được chặn mọi con đường bỏ trốn của chuột.

Nếu bạn làm cho lũ chuột sợ hãi muốn bỏ đi nhưng lại chắn đứng con đường thoát của chúng, chuột sẽ trở nên điên cuồng và càng cắn xé nhiều hơn để tìm đường thoát. Bởi vậy, tạo ra một đường thoát cho chuột là cách mà bạn có thể đuổi chuột tận gốc.

Sau đây là những phương pháp đuổi chuột hiệu quả nhất bạn có thể làm ngay tại nhà:

Tinh dầu bạc hà

Chuột "dị ứng" với mùi bạc hà.  Mùi của tinh dầu bạc hà sẽ làm phổi của chuột co lại và dần giết chết chúng. Vì vậy bạn có thể nhúng những miếng bông trong tinh dầu bạc hà và để ở gần hang chuột, cách này vô cùng đơn giản.


Tóc người

Đây cũng là một thứ được coi là "khắc tinh" của loài chuột. Hãy để tóc người gần hang chuột, chúng sẽ nuốt những sợi tóc này và điều này sẽ khiến chúng chết.


Bột xà phòng

Xà phòng bột không chỉ có tác dụng làm sạch quần áo, chúng còn là chất giúp bạn đuổi chuột ra khỏi nhà rất hữu ích. Bạn chỉ cần trộn xà phòng bột với bột hoa tiêu, thêm một chút cơm nguội, sau đó đặt ở nơi chuột thường xuyên qua lại. Chuột mà ngửi thấy mùi này sẽ sợ và bỏ đi ngay.


Ngoài ra còn có những biện pháp đuổi chuột đơn giản có thể làm tại nhà khác:

Đuổi chuột ra khỏi nhà bằng bông và giấm

Chuột sẽ không dám lại gần nhà bạn nữa nếu dùng cách này. Chuột là loại động vật sinh sản nhanh nên thường khi nhà bạn đã có chuột thì sẽ rất khó để đuổi hết chúng đi. Nhưng có một điều ít người biết đó là chuột rất ghét giấm. Vì thể với một cục bông ngâm giấm đặt ở nơi chuột hay ghé qua, bạn đã có thể đuổi chuột ra khỏi nhà vô cùng đơn giản.

Dùng âm thanh diệt chuột

Âm thanh lớn có thể khiến cho tai chuột chảy máu. Những sóng âm có tần số cao thậm chí có thể giết chết chuột ngay tức khắc. Vì thế, bạn cũng có thể thực hiện biện pháp an toàn này.

Hạt tiêu 

Hãy lấy hạt tiêu rắc quanh hang chuột. Mùi hăng và cay nồng của hạt tiêu sẽ làm phổi của chúng nở ra, khiến chúng không thở được và cuối cùng sẽ chết.

Hành tây

Tất cả những gì bạn cần làm là thái củ hành tươi ra làm các lát nhỏ và để ở những nơi chuột hay qua lại.

Hành tươi chứa chất n-propyl disulphide, phá hủy các tế bào hồng cầu của chuột, tác động đến quá trình vi tuần hoàn ở lá lách của chúng, khiến chúng chết.


Read More

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2018

// //

Các phương pháp diệt côn trùng hiệu quả nhất

Phương pháp diệt côn trùng

Trong cuộc sống thường ngày, những loài côn trùng nhỏ bé như Ruồi, muỗi, kiến, gián,…không chỉ gây phiền phức mà chúng còn mang theo các vi trùng, vi khuẩn từ những nơi kém vệ sinh đến bu, đậu vào thức ăn, nguồn nước của con người gây nhiều loại bệnh tật cho chúng ta. Tìm hiểu về nguồn gốc của từng loại côn trùng, đặc điểm sinh sống và thói quen của chúng, từ đó tìm và chọn ra những phương pháp diệt côn trùng hiệu quả. 
Hiện nay có khá nhiều cách diệt côn trùng khác nhau, bằng các loại hóa chất hiện đại hay các loại bẫy thông thường, đồng thời các loại mẹo hay mà ông cha ta truyền lại cũng được tận dụng triệt để. Tùy theo đặc trưng môi trường sống, nhu cầu của mình mà bạn chọn phương pháp diệt côn trùng phù hợp, giúp nâng cao hiệu quả diệt côn trùng

Phương pháp vật lý diệt côn trùng

Phương pháp vật lý : được sử dụng với mật độ thường xuyên hơn bởi chúng có hiệu quả về lâu dài, dùng được nhiều lần, nhiều nơi, đặc biệt không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi hay ô nhiễm môi trường. 
- Dùng lưới mắt nhỏ để hạn chế sự xâm nhập của côn trùng . Cách này thường dùng cho hộ gia đình trồng trọt, chăn nuôi vừa đuổi côn trùng cho người và cho các cây trồng, vật nuôi khỏi sự làm phiền của côn trùng. Cách này chỉ có tác dụng xua đuổi chúng chứ không diệt côn trùng.
- Dùng hệ thống đèn bắt : một số côn trùng như muỗi, mối, bướm… có đặc tính ưa ánh sáng, hầu hết chúng đều bị thu hút đặc biệt với nguồn ánh sáng vàng, trắng… Chính vì thế con người có thể dùng một nguồn ánh sáng vừa phải để thu hút, dẫn dụ chúng đến, đồng thời đặt một chiếc bẫy nước hay chất dính bên dưới để diệt chúng. Các loại gián, chuột thường rất sợ ánh sáng nên cách này đồng thời có thể xua đuổi chúng đi. 
- Tái tạo lại vệ sinh môi trường sống sẽ giúp hạn chế và loại trừ an toàn, lâu dài các loại côn trùng, khiến chúng không có cơ hội sinh sản và phát triển hay tìm kiếm được thức ăn, đồng thời cách này cũng giúp bảo vệ sức khỏe của con người. Các hành động cần thiết như: dọn dẹp khu vực nhà ở sạch sẽ, gọn gàng, không để rơi vãi thức ăn, đậy kín thức ăn nước uống, hạn chế nước đọng và lắp các trũng nước động…

Phương pháp hóa học diệt côn trùng

Phương pháp hóa học : Không khó để tìm được các loại hóa chất diệt côn trùng được bán rất nhiều tại các tiệm chuyên diệt côn trùng. Tuy nhiên phương pháp này cần thực hiện một cách cẩn thận để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người thao tác, các người thân, nguồn nước hay động thực vật mà con người cất công nuôi dưỡng. Về phương thức thực hiện, có hai loại phun hóa chất khác nhau giúp phát tán nhanh chóng và đều lên côn trùng. Các loại hóa chất có thể tác động giết côn trùng chết ngay tức khắc hoặc nhiễm vào trong cơ thể chúng và lây cho các con khác trong đàn. 
Phun hóa chất dạng sương: được áp dụng trong các không gian bên trong các nhà,… giúp tiêu diệt ngay các loại côn trùng bị ăn phải hóa chất hay diệt chúng từ từ. Hóa chất được tồn lưu ở các khu vực đã xử lý nhằm hạn chế sự xâm nhập của chúng trong một khoảng thời gian.
Phun hóa chất dạng khói mù nóng: phun chủ yếu ở khu vực khuôn viên bên ngoài,… giúp tiêu diệt ngay lập tức các loại côn trùng đang có mặt..
Hãy liên hệ PestMaster để được tư vấn tốt nhất về phương pháp diệt côn trùng
Read More
// //

BỌ CHÉT - DIỆT CÔN TRÙNG



Bọ chét là tên gọi thông dụng đối với các loại côn trùng nhỏ không có cánh thuộc bộ Siphonaptera (một số tài liệu khoa học lại dùng tên Aphaniptera), phân lớp côn trùng có cánh. Bọ chét là một loài ký sinh trùng sống trên da vật chủ là các loài động vật có vú và chim để hút máu.

Mô tả:
Thân hình bọ chét dài từ 1,5-1,6 mm nhưng bọ chét khỏe phi thường. Bọ chét có thể nhảy cao 18 cm; xa 33 cm) – khoảng gấp 200 lần chiều dài thân của chúng, khiến chúng là loài vật nhảy cao và xa nhất trong số các động vật nếu tính theo tỷ lệ độ dài và độ cao chúng nhảy được so với kích thước. Bọ chét có thể đẩy những quả bóng nặng hơn bản thân mình gấp 30 lần. Có khoảng một nghìn loài bọ chét khác nhau. Chúng có mặt ở khắp các châu lục, thậm chí cả ở Nam Cực. Bọ chét là tác nhân truyền bệnh dịch và bằng cách nhảy từ chỗ này sang chỗ khác, chúng từng định đoạt số phận của loài người. Trong lịch sử, bệnh dịch hạch do bọ chét chuột gây ra năm 1374 đã cướp đi sinh mệnh của một phần tư dân số châu Âu.

Mối hại của bọ chét:
Bọ chét là loài côn trùng có khả năng chích đốt máu, kích thước nhỏ và không có cánh; thuộc bộ Siphonaptera và có đặc điểm chuyển động nhảy. Chúng chủ yếu chích hút máu động vật nhưng cũng có thể chích hút máu cả loài chim. Bọ chét có khoảng 3.000 loài nhưng chỉ có khoảng hơn chục loài thường đốt máu người. Những loài bọ chét quan trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của con người là bọ chét chuột, bọ chét người, bọ chét chó và mèo. Bọ chét đốt máu người thường thấy ở nhiều nơi trên thế giới.

Vết cắn của bọ chét được đánh dấu bằng một đốm sậm nhỏ quanh khu vực bị đỏ, nhưng không thấy sưng như ở các vết cắn côn trùng khác. Một con bọ chét thường cắn hai hay ba lần ở cũng một khu vực để tìm thức ăn.

Vết cắn của bọ chét thường được cảm thấy ngay lập tức, nhưng nó không đau. Nó là cảm giác ngứa do phản ứng của cơ thể gây ra sự khó chịu. Hãy tham khảo phần xử lý vết cắn côn trùng để có thông tin thêm.

Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị bọ chét cắn cao hơn nhất là khi chơi trên sàn nhà. Chúng thường có xu hướng nhạy cảm với các vết cắn bọ chét hơn người lớn.

Sau vài vết cắn của bọ chét, một số người có một sự phản ứng với việc bị cắn dẫn đến mẫn đỏ ngứa hay chàm bội nhiễm. Trong các triệu chứng dị ứng thì dị ứng từ vết cắn của bọ chét cũng được lưu ý cao vì tác hại của chúng. Hãy tìm sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa và chữa trị.

Kiểm soát bọ chét:
Nếu bạn có nuôi vật nuôi, điều quan trọng là ngăn chặn bọ chét định cư trên thảm và bộ đồ giường:

Hút bụi thảm và đồ đạc mà vật nuôi ngủ để loại bỏ bọ chét và trứng. Sử dụng bộ phận hút mạnh nhất không làm hư sợi. Làm sạch máy hút bụi vì bọ chét sẽ vẫn còn sống.
  • Rung hay đập giẻ lau và bộ đồ giường ngoài trời để bọ chét và trứng rơi xuống.
  • Giặt bộ đồ giường của vật nuôi mỗi tuần, tốt nhất là trên 50°C để giết bọ chét.
  • Cẩn thận khi thay bộ đồ giường, giẻ lau, v.v. để tránh lan truyền trứng bọ chét.
  • Cẩn thận khi đặt giường của vật nuôi ở các khu vực không có thảm như trên sàn gỗ.
  • Sự tấn công nhỏ của bọ chét có thể được xử lý bằng cách phun các khu vực bị ảnh hưởng bằng các chai xịt côn trùng hay bọ chét.
Khi bọ chét đã lan khắp cơ sở bởi bạn không thể kiểm soát được trứng của chúng thì là lúc bạn cần có sự trợ giúp chuyên gia. Hãy liên hệ chúng tôi công ty chuyên diệt côn trùng - PestMaster
Read More

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2018

// //

Làm sao để diệt mối gỗ: 4 cách hiệu quả từ dân gian đến hiện đại

Không còn xa lạ gì với một loại côn trùng mang tên “mối mọt” chuyên đi phá hoại đồ gỗ, nỗi ám ảnh của gia chủ khi thấy những sản phẩm thủ công mỹ nghệ bị chúng ăn mòn. Tuy nhiên, có rất nhiều cách diệt mối an toàn và hiệu quả, tùy thuộc vào từng loại mối. Ngay giờ đây, hãy cùng homify điểm danh qua các phương pháp đánh bại loại côn trùng này, xua tan nỗi lo lắng cho nhà ở nào.

Mối thường sinh sống ở những bộ phận tiếp xúc với mặt đất hoặc gần mặt đất như khuôn cửa, nẹp khuôn cửa, móng nhà, góc tường nhà, sàn nhà tầng 1, bậc thềm,… Ngoài ra, ở những nơi thường xuyên ẩm ướt như nhà tắm, nhà vệ sinh, ống nước rò rỉ, cống rãnh, hoặc khe lún công trình kiến trúc là một trong những khu vực “lý tưởng” để mối sinh sôi, nảy nở.

Trong quá trình di thực chúng thường đào những đường hầm ngầm trong gỗ, tường. Mối đi lại trong tường nhà gạch thì đường hầm của chúng xuyên qua chỗ rỗng xốp của tường, nơi tiếp giáp giữa lớp gạch và lớp trát bên ngoài.

Trong trường hợp đường đi của mối có những chướng ngại vật mà chúng không có khả năng đục xuyên qua được, chúng phải bò qua nơi tiếp xúc với không khí bằng cách xây dựng những đường mui để đến nơi lấy thức ăn và chúng ta sẽ dễ dàng thấy bằng mắt thường những đường đất nhấp nhô trên bề mặt của gỗ. 

Lúc này, chúng ta đã biết “bọn mối” đã xâm nhập vào ngôi nhà của bạn.


1. Diệt mối cánh bằng phương pháp đèn treo

Mối hay tìm ánh đèn vào ban đêm để giao phối và sau khi làm “chuyện ấy” thì thường bị rụng cánh.

Vì thế, bạn nên đặt một chậu nước to phía dưới bóng đèn để khi chúng rơi xuống nước sẽ chết và làm tiêu giảm số lượng mối phát sinh trong nhà.

2. Dùng dầu hỏa để “khử” mối gốc khô và mọt gỗ

Đối với những vật phẩm, đồ dùng bằng mộc, bạn nên chú ý phòng chống mọt gỗ trước khi sử dụng với 3 thao tác : 

Bước 1 : Vào ban ngày, dùng bàn chải xơ tre hay vải khô có thấm dầu hỏa, bôi đều lên các bề mặt của gỗ.

Bước 2 : Sau 2 tiếng, bạn bôi thêm lần nữa và tiếp tục để cho khô.

Bước 3 : Dùng nước xà phòng lau sạch để khử mùi của dầu đốt và yên tâm sử dụng sản phẩm.

3. Diệt mối nhà bằng phương pháp công nghệ sinh học
Mối thường tập trung thưa thớt và rải rác nhiều nơi và để tìm được ổ mối chúa cũng là một điều khó khăn. Với phương pháp này, chúng ta sẽ thu hút bọn mối, để chúng nhiễm hóa học, trở về tổ và tự tiêu diệt đồng loại.

Bước 1 : Đặt hộp nhử diệt mối

Phương pháp này an toàn và phù hợp trong đời sống hiện đại. Đầu tiên, bạn cậy nơi có mối, làm ướt hộp nhử mối, sau đó đặt hộp nhử mối cố định tại nơi có đường đi của mối, tốt nhất là chọn nơi yên tĩnh. Trường hợp đường mối đi giữa tường thì phải thiết kế thêm giá treo cố định hộp.


Bước 2 : Kiểm tra và điều chỉnh cách đặt hộp nhử

Khoảng từ 10 đến 15 ngày sau khi đặt hộp nhử, chúng ta tiến hành kiểm tra hộp nhử sao cho số lượng mối vào hộp nhiều nhất là đạt được hiệu quả cao. Khi quan sát, nếu bạn thấy xung quanh hộp nhử xuất hiện đường ăn của mối thì lúc đó “bọn mối” đã vào đông đủ, cũng là lúc chúng ta tiến hành bước tiếp theo.

Bước 3 : Phun chế phẩm sinh học

Theo phương pháp diệt mối sinh học, không diệt mối ngay tại nơi phun thuốc mà phải để mối về tổ mới chết và gây chết hệ thống ở tổ vì nếu mối chết ngay tại nơi phun thuốc thì sẽ không có tác dụng diệt tận gốc các tổ mối. 

Với yêu cầu càng nhiều mối dính thuốc chạy về tổ càng tốt. Mối sau khi bị dính thuốc chạy về tổ sẽ lây nhiễm đến toàn bộ hệ thống tổ mối và mối chúa trong công trình.

Trước hết dỡ hộp nhử mối, đổ hết các miếng mồi nhử và những con mối trong hộp nhử vào một chậu khô, sau đó dùng chế phẩm diệt mối sinh học bơm đều lên các con mối trên bề mặt các miếng mồi nhử cho đều rồi xếp trở lại hộp nhử đúng vào vị trí ban đầu. Chỉ sau 6 – 7 ngày là tổ mối bị diệt hoàn toàn, ở vị trí ẩm chúng cũng không sống quá 15 ngày.

Bước 4 : Dọn vệ sinh

Sau khi phun thuốc 3 – 5 ngày tiến hành kiểm tra quá trình diệt mối sinh học

Nếu không còn mối trong công trình tiến hành dọn vệ sinh. Các hộp nhử, thuốc vương vãi trong công trình phải được dọn sạch. Không đổ hộp ra hồ ao để tránh gây ô nhiễm môi trường.
Liên hệ PestMaster để được tư vấn tốt hơn
Read More
// //

Hơn 10 cách diệt côn trùng hiệu quả mà an toàn, không cần hóa chất

Những loại côn trùng đáng ghét như muối, gián, kiến, ruồi vẫn luôn là mối nhức nhối của các gia đình ở Việt Nam. Không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt mà những loài côn trùng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm như sốt xuất huyết, sốt rét. Làm sao để diệt côn trùng hiệu quả mà không cần dùng đến các loại hóa chất mạnh, độc hại là mong muốn của mọi người. Vì vậy, bài viết này sẽ chia sẻ 15 mẹo diệt côn trùng bằng các nguyên liệu tự nhiên, dễ tìm, không ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của gia đình. 

1. Sử dụng gia vị từ phòng bếp
Đường là món ăn yêu thích của kiến nhưng cũng chính trong phòng bếp, bạn sẽ tìm được những nguyên liệu mà loài vật này không ưa. Bạn có thể rắc muối hoặc bột mì vào đường đi của kiến để cản trở sự di chuyển của chúng.

2. Nuôi cá diệt bọ gậy
Nếu nhà bạn có hồ, chum, bể nước thì chắc chắn cần có 1 hệ thống lọc nước tốt để tránh loăng quăng, bọ gậy. Nuôi cá là 1 cách tiết kiệm, đơn giản nhất giúp bạn có thể diệt trừ mầm mống của loài muỗi này. 

3. Trồng cây gia vị
Các loại cây gia vị như bạc hà, húng có mùi thơm và tiết ra tinh dầu giúp xua đuổi côn trùng. 

4. Sử dụng nến thơm
Mùi hương từ nến thơm có tác dụng đuổi ruồi muỗi. Những mùi hương như sả, chanh sẽ có tác dụng mạnh nhất.
5. Trồng hoa lavender
Mùi thơm từ hoa lavender (oải hương) đã được chứng minh không chỉ giúp thư giãn, dễ chịu, mà còn là 1 mùi hương khó ưa với loài muỗi. 

6. Đốt nhang
Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được các loại nhang đuổi ruồi muỗi trên thị trường với giá thành rất rẻ.

7. Sử dụng sả
Sả tươi hoặc tinh dầu sả đều có tác dụng đuổi côn trùng. Với sả tươi, bạn có thể cắt sả thành các đoạn 5-7cm rồi cắm vào 1 cốc nước nhỏ, đặt ở bất kì góc nào trong nhà. Với tinh dầu sả, bạn có thể kết hợp cùng nến đốt tinh dầu giúp tinh dầu được phân tán ra không gian. 

8. Trồng cây lọc không khí
Khi lựa chọn đúng loại cây cảnh trong nhà, không khi sẽ được lọc hiệu quả giúp giảm tình trạng côn trùng. 

9. Trồng cây có tinh dầu
Các loại cây tiết ra tinh dầu đều có khả năng giảm sự hoành hành của các loài côn trùng.

10. Sử dụng phèn chua trong bếp
Bếp là nơi hoạt động mạnh mẽ của loài gián, nhất là trong các hộc, tủ, ngăn kéo khuất bên trong. Vì vậy, thiết kế kiểu kệ mở thông thoáng là 1 cách để bạn dễ dàng kiểm sáng tình trạng vật dụng trong bếp. Ngoài ra, bạn có thể rắc phèn chua ở xung quanh nơi đựng thức ăn ngăn không cho gián bò vào.

11. Tỏi
Bên cạnh các mẹo thay đổi môi trường xung quanh, việc ăn tỏi cũng giúp tránh bị muỗi cắn nhờ tinh dầu tỏi thoát qua các lỗ chân lông của bạn. 

12. Quạt gió
Nếu như nước và độ ẩm cao là môi trường hoạt động yêu thích của các loài côn trùng thì nơi thoáng gió lại không phải môi trường lý tưởng cho các loài ruồi, muỗi. Bởi vậy, các loại quạt gió sẽ giúp giảm thiểu sự có mặt của ruồi, muỗi. 

13. Sử dụng tinh dầu trong phòng ngủ
Tinh dầu có thể được sử dụng cùng với bộ khuếch tán tinh dầu hoặc đèn đốt tinh dầu. Trong phòng ngủ, loại tinh dầu được ưa chuộng nhất là tinh dầu oải hương (lavender) giúp thư giãn và đuổi côn trùng.

14. Cà phê
Cà phê không chỉ là 1 thức uống yêu thích của nhiều người mà còn là khắc tinh của kiến, gián nhờ mùi thơm mạnh đặc trưng. Bạn có thể rắc cà phê ở nơi tập trung của kiến khiến chúng phải bỏ đi. 

15. Chanh
Đây là loại nguyên liệu sẵn có trong mỗi căn bếp, giá thành rẻ mà lại có nhiều tiện ích trong việc vệ sinh nhà cửa. Họ cam, chanh, bưởi có lớp vỏ cực kì có ích trong việc xua đuổi côn trùng. Bạn có thể đốt vỏ cam, chanh để đuổi ruồi, muỗi hoặc băm nhỏ vỏ chanh vào nơi tập trung của kiến.
Xem thêm về cách diệt côn trùng
Read More

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2018

// //

3 mẹo đuổi gián, kiến trong nhà an toàn mà hiệu quả


Muỗi sợ mùi tinh dầu oải hương hay bạc hà, gián sẽ tránh xa nếu thấy mùi hành và baking soda, kiến ghét mùi bột ngô.

Sử dụng hóa chất để giết côn trùng rất dễ, tuy nhiên sẽ rất nguy hiểm nếu nhà bạn có trẻ em hoặc nuôi thú cưng. Vì thế, bạn có thể tham khảo một số cách diệt côn trùng trong nhà bằng các nguyên liệu an toàn trong tự nhiên theo hướng dẫn của Bright Side dưới đây:

Cách đuổi gián an toàn

Cắt hành thành những miếng nhỏ sau đó trộn đều với bột baking soda. Để hỗn hợp ở nơi gián thường xuất hiện nhiều nhất, bạn sẽ thấy hiệu quả tức thì.

Cách loại bỏ kiến

Cho vài nhúm bột ngô vào những nơi kiến hay đến lấy thức ăn và mang về tổ. Kiến rất sợ mùi này và chúng sẽ bỏ đi hết.


Cách chống muỗi

Cho vài giọt tinh dầu vào một miếng bọt biển sạch, sau đó cất miếng bọt biển vào một cái lọ và đóng nắp lọ trong vòng 24h để tinh dầu thấm đẫm vào bọt biển. Đến khi bạn mở nắp lọ ra, mùi tinh dầu bay khắp phòng sẽ khiến muỗi sợ mà chết hoặc bay đi mất.




Read More
// //

Vì sao cần phải diệt côn trùng?

Côn trùng là những sinh vật nhỏ bé, chúng xuất hiện từ hàng triệu năm về trước, sinh trưởng qua nhiều thời kỳ khác nhau. Côn trùng bao gồm hàng triệu loài khác nhau, chiếm số lượng đông đảo trên trái đất, là mắt xích quan trọng trong nhiều môi trường, hệ sinh thái khác nhau. Một số loại côn trùng mà chúng ta thường gặp có thể kể đến như: ruồi, muỗi, kiến, gián, mối ….

Đặc điểm của côn trùng

Các loài côn trùng thường có kích thước khá nhỏ chỉ vài minimet, chúng thường sinh sống theo đàn với số lượng lớn. Trong các đàn côn trùng, thường có một con chúa, nó là con đứng đầu, điều khiển cả hoạt động của đàn. Con chúa thường có kích thước lớn hơn các con khác trong đàn, chức năng chính của chúng chính là sinh sản. Các cá thể khác được phân chia làm những nhiệm vụ khá rõ ràng như: xây tổ, tìm thức ăn hay canh gác …

Các loài côn trùng

Vì sao phải tiêu diệt côn trùng?

Có nhiều loài côn trùng có ích nhưng một số khác lại gây hại đến cuộc sống của con người và các sinh vật khác. Muỗi hút máu làm lây truyền các dịch bệnh từ cơ thể người này sang người khác, làm bùng phát nhiều dịch bệnh nguy hiểm như: sốt rét, sốt xuất huyết, sốt Zika, viêm não Nhật Bản, bệnh vàng da …
Mối làm tổ trong các tủ, bàn ghế, đồ dùng bằng gỗ, ăn mòn và phá hủy các vật dụng này. Hàng năm, các đàn mối gây ra rất nhiều thiết hại về kinh tế khi gây hư hỏng nhiều công trình kiến trúc nhà ở, đê điều.

Đàn mối

Ruồi là sinh vật bẩn thỉu, chúng ăn thức ăn của người làm lây lan nhiều dịch bệnh về tiêu hóa như: tiêu chảy, kiết lị …

Ruồi nhà

Gián gặm nhấm các đồ vật, chúng vừa ăn thức ăn vừa nôn ra thức ăn ấy. Chúng cũng gây ra nhiều mùi hôi khó chịu và làm hỏng hóc các vật dụng như quần áo, giấy tờ …

Gián

Các phương pháp diệt côn trùng

Có nhiều biện pháp từ dân gian đến khoa học giúp tiêu diệt các loài côn trùng, với mỗi loài khác nhau các phương pháp sử dụng cũng thay đổi sao cho phù hợp nhất. Các phương pháp dân gian là các kinh nghiệm truyền miệng của cha ông để lại, các phương pháp này khá đơn giản như ngâm tổ mối vào nước, hay đốt tổ mối. Hiệu quả của các phương pháp này thường không cao.

Dịch vụ diệt côn trùng

Hiện nay, người ta thường sử dụng các phương pháp hóa học và sinh học. Phương pháp sinh học đòi hỏi chuyên môn cao bằng việc cấy ghép mầm bệnh vào 1 số cá thể trong đàn côn trùng đó. Các hoạt động của côn trùng trong những ngày tiếp theo cần phải theo dõi sát sao.
Các phương pháp hóa học sử dụng thuốc phun diệt côn trùng. Các phương pháp này tỏ ra khá hiệu quả nhưng bạn cũng cần lưu ý về các loại thuốc sử dụng và mức độ an toàn của chúng đối với con người.
Read More